Ở Việt Nam trầm hương rất quý hiếm và để có được trầm thì đòi hỏi phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm. Theo một nghiên cứu, trong một cánh rừng cây Dó Bầu thì đâu đó chỉ có từ 7 – 10 cây là có trầm. Vậy mới thấy được, để sở hữu được trầm là một sự may mắn và công sức của rất nhiều người. Và để giúp bạn tìm hiểu về trầm hương chi tiết hơn, hãy cùngPhước Khang đến ngay với bài viết sau đây.
Tìm hiểu về trầm hương
Trầm hương được biết đến như một loại cây quý và được sản xuất từ cây thuộc họ Dó, là một sản phẩm thiên nhiên độc đáo. Cây Dó gồm 17 loài và phân bố rộng rãi tại các quốc gia châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Brunei, Trung Quốc, Philippines và Malaysia.
Quá trình hình thành trầm hương bắt đầu khi cây Dó bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài gây thương tổn. Trong phản ứng tự vệ, cây bắt đầu sản xuất một loại nhựa tự nhiên để bao bọc vùng bị thương. Thông qua quá trình này và theo thời gian, dầu nhựa này thấm vào các lớp gỗ xung quanh, tạo nên trầm hương đặc biệt.
Chất lượng của trầm hương không chỉ phụ thuộc vào thời gian mà cây mất để hình thành, mà còn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên nơi nó phát triển. Điều này bao gồm đất đai, khí hậu và môi trường xung quanh, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trầm hương chất lượng nhất.
Đặc điểm và đặc tính sinh thái của cây trầm hương
Trầm hương là loại thân gỗ to, có chiều dài từ 30 đến 40m. Phần vỏ bên ngoài có màu xám tro, với phiến lá mỏng, mọc so le, phần trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới thì vàng nhạt và được phủ long.
Thường lá cây trầm có hình thuôn, rộng từ 3-6cm, dài 8-10cm và tất cả phần cuốn đều nhọn. Trong đó cuốn lá được phủ lông mịn, có chiều dài dao động khoảng 4 đến 5mm.
Khi trầm hương ra hoa, hoa sẽ mọc thành chùm hay theo tán, có khi sẽ mọc ở kẽ lá và có màu xám trắng. Đặc biệt quả trầm có hình lê, rộng 3cm, dài 4cm và có lồng.
Thành phần có trong trầm hương
Thành phần của dầu trầm hương rất phức tạp với hơn 150 hợp chất hóa học đã được xác định. Trong đó có ít nhất 70 hợp chất thuộc loại terpenoid và tồn tại dưới dạng sesquiterpen và chromone và không có monoterpen nào được phát hiện. Các lớp hợp chất phổ biến khác bao gồm agarofurans, cadinanes, eudesmanes, valencanes và eremophilanes, guaianes, prezizanes, vetispiranes, các hợp chất hương thơm tinh khiết đơn giản cùng với nhiều hợp chất đa dạng khác. Và tùy theo tuổi đời phát triển và các loại cây khác nhau mà các hợp chất này sẽ thay đổi.
Cây trầm hương ở Việt Nam
Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, cánh rừng rộng lớn và đất đai phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bó dầu, từ đó tạo ra những trầm hương với hương thơm tuyệt vời.
Hiện nay, trầm hương Việt Nam đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Các khu vực nổi tiếng với trầm hương tự nhiên ở nước ta bao gồm:
- Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn
- Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa
- Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk
- Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc
Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của người dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó Bầu ở những vùng xa xôi đầu nguồn rừng già.
Trầm hương tự nhiên ở Việt Nam có tuổi đời kéo dài hàng chục năm, và việc thu hoạch trầm hương, còn được gọi là “đi địu,” là một quá trình đầy gian khó và nguy hiểm. Những cây trầm hương có giá trị cao thường nằm sâu trong rừng, tạo ra những thách thức và rủi ro khốc liệt cho người đi tìm kiếm chúng.
Sau khi đã tìm hiểu về trầm hương qua bài viết vừa được chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn bạn đã phần nào có thêm nhiều kiến thức bổ ích về trầm và hiểu tại sao trầm lại đắt như thế trên thị trường hiện nay. Và đừng quên theo dõi Phước Khang để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về trầm bạn nhé.
XEM THÊM: